
Sảy thai là một cú sốc tinh thần lớn đối với mọi cặp vợ chồng và đặc biệt là với người phụ nữ. Nhận thức được những nguyên nhân phổ biến gây sảy thai hoặc buộc bạn phải bỏ thai sẽ phần nào giúp ích cho việc bảo vệ sự an toàn cho mẹ bầu […]
Sảy thai là một cú sốc tinh thần lớn đối với mọi cặp vợ chồng và đặc biệt là với người phụ nữ. Nhận thức được những nguyên nhân phổ biến gây sảy thai hoặc buộc bạn phải bỏ thai sẽ phần nào giúp ích cho việc bảo vệ sự an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là một số yếu tố có thể gây sảy thai hoặc khiến bạn buộc phải bỏ thai nhi mà bạn cần hết sức cảnh giác:
1. Bệnh tật
Sức khỏe của bà mẹ có mối liên quan mật thiết tới sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Khi mẹ bầu chẳng may mang bệnh tật nào đó, thể chất bị ảnh hưởng sẽ trực tiếp gây tổn hại tới thai nhi, với trường hợp bệnh nhẹ, nhưng nếu dùng thuốc không đúng cách thì cũng có thể khiến thai nhi bị tổn thương.
Trên thực tế, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh thông thường có tác dụng phụ là dễ gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Nếu thai nhi bị dị tật bẩm sinh, phần lớn các bác sĩ đều sẽ khuyên ban nên phá bỏ thai nhi này để đảm bảo an toàn.
Do đó, trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt là trong giai đonạ mang thai, bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, lành mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tật. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
2. Tuyến giáp gặp vấn đề
Hormon tuyến giáp không chỉ giúp duy trì sức khỏe của bà mẹ mà còn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển của khỏe mạnh của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não và hệ thần kinh.
Trong 3 tháng đầu thai kì, sự phát triển của bào thai phụ thuộc vào việc bổ sung hormon tuyến giáp của mẹ, được truyền tới thai nhi qua nhau thai. Bắt đầu từ tuần thứ 12, tuyến giáp của trẻ có thể tự hoạt động.
Nếu tuyến giáp của mẹ có vấn đề, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp, nguy cơ sảy thai sẽ rất cao. Do đó, trước khi có ý định mang thai, bạn nên kiểm tra tình trạng tuyến giáp của mình có hoạt động bình thường hay không.
3. Không tiêm chủng theo khuyến cáo của chuyên gia y tế
Tiêm chủng là biện pháp đơn giản và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người. Khi mang thai, các mẹ cần thực hiện tiêm chủng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, để bảo ẹệ sức khỏe của bản thân và sự an toàn của thai nhi, tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Theo đó, cần đặc biệt chú ý tới virus Rubella, một loại virus có thể gây khuyết tật bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm vào đầu thai kỳ. Thực hiện tiêm chủng virus Rubella sẽ giúp ngăn ngừa bệnh và đề phòng biến chứng.
4. Các hóa chất độc hại
Các loại hóa chất độc hại tồn tại ở môi trường bị ô nhiễm hay các sản phẩm công nghiệp, thẩm chí thực phẩm, hóa mỹ phẩm… mà bạn sử dụng thường ngày đều có thể làm ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của cả nam lẫn nữ và là nguyên nhân gây sảy thai.
Khi phụ nữ bị nhiễm hóa chất độc và các chất gây ô nhiễm môi trường ở nhà hoặc nơi làm việc như kim loại, phân bón, thuốc diệt côn trùng, phân động vật gặm nhấm… sẽ có nguy cơ sảy thai cao.
5. Sử dụng các sản phẩm làm đẹp không đảm bảo
Các sản phẩm làm đẹp chị em yêu thích như son môi, sơn móng tay, kem dưỡng da… đều có thể chứa các hóa chất gây hại như phthalate, đây là chấy có ảnh hưởng nghiệm trọng tới sự phát triển của bào thai. Do đó, khi mang thai cần hạn chế sử dụng các sản phẩm làm đẹp này. Nếu có, hãy lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng./.