
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề con người thường hay mắc phải, do ăn các loại thức ăn có chứa các chất độc hại , nó gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bản thân, khiến cho tinh thần mệt mỏi và có tình trạng nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp […]
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề con người thường hay mắc phải, do ăn các loại thức ăn có chứa các chất độc hại , nó gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bản thân, khiến cho tinh thần mệt mỏi và có tình trạng nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh ngộc độc thực phẩm hiệu quả .
1. Mua thực phẩm tươi sạch để tránh ngộ độc thực phẩm
Việc đi chợ mua những thực phẩm về chế biến cũng rất quan trọng bởi vì nó quyết định tới việc có nguy cơ gây bệnh hay không. Tốt nhất là bạn nên lựa chọn thời điểm đi chợ vào buổi sáng, hãy chọn lấy những thực phẩm tươi sống và hạn chế mua những thực phẩm không rõ được nguồn gốc xuất xứ nơi đâu. Ngoài ra, khi mua thực phẩm tốt nhất là nên tránh những loại thực phẩm đã mọc mầm , nhất là khoai tây, với những thực phẩm ôi rất có hại , làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình.
2. Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách vệ sinh tay trước khi ăn
Nên để cho việc rửa tay thường xuyên trước khi ăn thành một thói quen. Bởi vì đối với nhiều người thường không mấy quan tâm tới việc rửa tay trước khi ăn nhưng không ít người biết được rằng việc này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh ngộc độc. Chính vì thế cho nên bạn hãy rửa tay đúng cách với xà phòng trước khi đi ăn bạn nhé. Vệ sinh tay trước khi ăn giúp bạn phòng tránh được bệnh tật và tránh ngộ độc thực phẩm.
Nếu như bạn mua quá nhiều thức ăn mà chưa có nhu cầu dùng chúng thì tốt nhất là bạn hãy để thực phẩm đó vào tủ lạnh gói gém cẩn thận càng sớm càng tốt và lưu ý là khi cho thực phẩm vào tủ lạnh thì bạn nên hạn chế để bao bì hoặc là hộp nhựa trước khi cho vào tủ lạnh, nó vừa có tác dụng hạn chế được những mùi thức ăn có trong tủ lạnh vừa có tác dụng bảo quản được những thực phẩm mua về tươi lâu hơn, không bị dập nát.
3. Chú ý khi nấu nướng
Những thực phẩm dùng để sơ chế như là thớt, xoong , nồi, dao thì cần phải rửa thật sạch sẽ rồi sau đó lau khô mới được dùng.
Không sử dụng dầu mỡ chiên qua, chiên lại quá nhiều lần
Nấu chín thực phẩm, hạn chế ăn các thực phẩm tái, sống
Luôn lau chùi, giữ vệ sinh nhà bếp được sạch sẽ
Không dùng chung bát đũa để đồ sống, đồ chín rồi ăn luôn
4. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
Hãy loại bỏ nhanh chóng các chất độc trong cơ thể bằng việc là hãy cho bệnh nhân uống nước, kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngon tay chặn xuống lưỡi cho tới khi người ngộ độc nôn được.
Lưu ý: chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn đang tỉnh, khi nôn thì vị trí đầu thường nằm nghiêng.
Nếu như bệnh nhân không nôn được thì hãy cho uống than hoạt tính . Tác dụng của loại than này là hút các chất độc hại , ngăn không cho chúng thấm vào máu.
Sau khi nôn hoặc là đi ngoài thì tốt nhất là cho bệnh nhân uống hết tầm 1 lít nước pha cùng 1 gói orezol hoặc là nếu như không có sẵn gói đó thì bạn có thể pha ½ thìa cà phê muối cùng với 4 thìa cà phê đường tỏng 1 lít nước cho bệnh nhân uống.
Đối với trường hợp sau khi đã sơ cứu nhưng chưa bình phục và có hiện tượng tím tái khó thở thì tốt nhất là hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để rửa ruôt và có những phương án điều trị cần thiết.