
Giấc ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Do đó, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình thông qua những dấu hiệu từ giấc ngủ. 1. Ngủ liền 14 tiếng nếu không có đồng hồ báo thức […]
Giấc ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Do đó, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình thông qua những dấu hiệu từ giấc ngủ.
1. Ngủ liền 14 tiếng nếu không có đồng hồ báo thức
Theo bác sĩ Andrew Varga (làm việc tại phòng Phổi và Chăm sóc giấc ngủ thuộc Trung tâm y tế Langone, New York) cho biết : Hầu hết mọi người chỉ cần ngủ từ 7-9 tiếng/ ngày để lấy lại sự tỉnh táo. Nếu bạn ngủ trên 10 tiếng/ ngày và tình trạng đó kéo dài thì bạn cần đi khám, vì có thể tuyến giám của bạn hoạt động kém hoặc bị nhiễm khuẩn âm thầm, chúng sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa, đồng thời gây mệt mỏi và tăng cân. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trên 60 tuổi, nhưng vẫn có một số người trẻ mắc phải. Do đó bạn cần hết sức chú ý đến giấc ngủ của mình để xử lý kịp thời. ads: xét tuyển hồ sơ trung cấp dược và trung cấp y học cổ truyền buổi tối đi học ngay tại Hà Đông
2. Mệt mỏi khi thức dậy
Mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ khi thức dậy, rất có thể bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là hiện tượng làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ của bạn, nhưng bạn hoàn toàn không nhớ điều đó.
Ngưng thở khi ngủ có thể xuất phát từ các bệnh tim mạch hoặc do bệnh trầm cảm. Bạn có thể thử nằm ngửa khi ngủ. Nếu tình trạng mệt mỏi không được cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất.
3. Luôn thức dậy vào trước khi mặt trời lên.
Buồn ngủ là một phần của nhịp điệu sinh học. Hiện tượng buồn ngủ tăng lên khi ngày qua đi và giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ khi màn đêm xuống. ads: địa chỉ mua mật ong nguyên chất, phấn hoa mật ong ở Hà Nội. Vì thế, nếu bạn luôn tỉnh dậy trước khi mặt trời mọc và không thể ngủ lại nữa (bất kể tối hôm trước bạn đi ngủ vào giờ nào) thì đó là dấu hiệu của sự "Rối loạn nhịp điệu đồng hồ sinh học".
Dù không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài bạn có thể mặc phải hội chứng đi ngủ sớm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, các buổi giao lưu của bạn ads. tuyển sinh cao đẳng y tế hà đông. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo và sử dụng melatonin là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.
4. Luôn phải xem TV đến tận khuya trước khi đi ngủ.
Bạn chỉ cảm thấy buồn ngủ khi xem truyền hình đến khuya. Tuy nhiên, các chương trình truyền hình sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và khiến bạn lo lắng. Bên cạnh đó, ánh sáng phát ra từ TV có thể làm tăng kích thích tố căng thẳng trong cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia giấc ngủ đưa ra lời khuyên nên hạn chế xem TV, thay vào đó bạn có thể đọc tiểu thuyết hoặc ngồi thiền để tình tâm và cải thiện giấc ngủ.